Hôi miệng không chỉ là dấu hiệu phản ánh tình trạng sức khỏe răng miệng của bản thân đang gặp vấn đề mà còn gây nên sự khó chịu, cảm giác không thoải mái cho những người xung quanh. Người bị hôi miệng sẽ gặp rất nhiều rắc rối, đặc biệt là bị người khác kỳ thị xa lánh dẫn đến việc hình thành tâm lý e dè, tự ti khi giao tiếp với người khác.
Vậy nguyên nhân dẫn đến mùi hôi của răng miệng là gì? Và làm thế nào để khắc phục, chữa trị bệnh lý này một cách hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm kiếm lời giải đáp cho những thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây.
Hôi miệng là gì?
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi rất khó ngửi xuất phát từ bên trong khoang miệng. Mùi hôi miệng thường gây cảm giác cực kỳ khó chịu cho người vô tình ngửi phải và có tác động tiêu cực đến đời sống sinh hoạt và quá trình giao tiếp hàng ngày của người mắc bệnh lý này
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng
Các bệnh lý trong khoang miệng
- Viêm lợi, viêm tủy, xuất hiện tình trạng viêm nhiễm xung quanh phần implant đã cấy ghép, viêm nướu, nhiễm trùng (áp xe)
- Bệnh nha chu
- Vết lở loét, tổn thương trong khoang miệng cũng sẽ gây tình trạng sưng viêm tại chỗ dẫn đến hôi miệng, vết loét càng nặng thì mùi hôi và sức khỏe của người bệnh lại càng trầm trọng
- Nhiễm nấm men candida albicans
- Các bệnh lý ác tính hay vấn đề về xương như viêm tủy xương, viêm sưng đau xương ổ răng, hoại tử xương
- Vôi răng, mảng bám tích tụ từ quá trình vệ sinh răng miệng cá nhân không đúng cách
- Sâu răng
Vệ sinh răng miệng kém
Đánh răng không đúng cách, không sử dụng thêm chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, nước súc miệng sẽ không thể nào làm sạch vết bẩn, loại bỏ được thức ăn còn sót lại trên răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tích tụ thành các mảng bám cứng đầu gây hôi miệng
Ăn uống nhiều đồ ngọt, thực phẩm làm từ sữa hay thực phẩm có mùi
Thực phẩm ngọt thường chứa rất nhiều đường mà đường thì lại là thứ yêu thích nhất của các vi khuẩn có hại như Streptococcus mutans và Streptococcus sobrinus. Chúng sẽ tạo nên các mảng bám dày đặc trên bề mặt răng đồng thời tiết axit làm giảm độ PH trong khoang miệng khiến cho men răng sẽ dần dần bị bào mòn, phá hủy và làm hơi thở cực kỳ nặng mùi.
Với những thực phẩm từ sữa, khi được phân huỷ trong miệng sẽ giải phóng các amino axit chứa hàm lượng lưu huỳnh (sulphur) rất cao có khả năng xâm nhập vào máu và đường ruột, rồi tiến vào vào trong phổi rồi bốc hơi ra ngoài. Bên cạnh đó thì một số loại thực phẩm có đặc tính mùi nồng như tỏi, hành… khi ăn khiến hơi thở nặng mùi hơn. Tuy nhiên mùi hôi của hành tỏi chỉ là nhất thời và sẽ nhanh chóng biến mất khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Hút thuốc lá
Thói quen hút thuốc không chỉ khiến răng bị ố vàng, xỉn màu nghiêm trọng mà còn gây cả tình trạng hôi miệng rất nặng. Khói thuốc sẽ ức chế quá trình tiết nước bọt khiến khoang miệng bị khô, tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng di chuyển tự do và phát triển mạnh hơn làm hơi thở có mùi.
Suy giảm tiết nước bọt
Việc sử dụng một số loại thuốc kháng sinh mạnh như cetirizin hydroclorid, diphenhydramin hydroclorid, loratadin… hay người mắc hội chứng sjogren sẽ làm giảm tiết dịch nước bọt gây khô miệng khiến vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ hơn và gây hôi miệng.
Bệnh về mũi họng
Người bị viêm xoang, viêm họng hạt, viêm amidan, rối loạn hô hấp hay nhiễm trùng đường mũi họng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khoang miệng có nguy cơ gây viêm và nhiễm khuẩn nặng. Vi khuẩn sẽ tập kết, phát triển mạnh mẽ hơn làm chức năng răng suy yếu dần và hơi thở sẽ chứa lưu huỳnh- hợp chất có mùi rất khó chịu được tạo ra từ quá trình phân giải thức ăn thừa của vi khuẩn có hại
Bệnh dạ dày
Trào ngược dạ dày cũng là tác nhân gây hôi miệng hàng đầu hiện nay. Acid dịch vị và thức ăn đang trong quá trình tiêu hóa khi trào ngược lên sẽ khiến niêm mạc ở họng và miệng bị bào mòn tạo điều kiện cho vi khuẩn gây nên mùi hôi phát triển mạnh. Ngoài ra thì nhiễm khuẩn HP gây viêm loét dạ dày tá tràng cũng sẽ làm tình trạng trào ngược nghiêm trọng hơn
Bệnh tiểu đường
Những người mắc phải bệnh tiểu đường sẽ khiến cơ thể kháng lại insulin, gây nên sự thiếu hụt insulin- một loại hormon tiết ra tuyến tụy có chức năng giảm lượng đường huyết trong máu. Khi insulin không được sản sinh đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình cung cấp glucose cần thiết cho các tế bào để tạo ra năng lượng co cơ thể.
Và để bù đắp cho điều này, cơ thể sẽ chuyển qua giai đoạn đốt cháy chất béo nhằm tạo ra nguồn năng lượng thay thế thực hiện các chức năng khác nhau của cơ thể. Đốt cháy chất béo thay vì chất kết tinh glucozơ sẽ thúc đẩy việc hình thành xeton- một hợp chất có mùi xốc có thể gây biến chứng ngừng thở. Hàm lượng Xeton càng cao thì hơi thở càng nặng mùi
Phương pháp điều trị hôi miệng hiệu quả
Có chế độ chăm sóc sức khỏe răng miệng hợp lý
Ngoài việc đảm bảo đánh răng tối thiểu 4 phút/1 lần, đánh một ngày ít nhất 3 lần nhất là sau khi ăn thì cần kết hợp sử dụng bàn chải kẽ, chỉ nha khoa làm sạch các mảng bám ở những vị trí bàn chải thường không tiếp cận được, nước súc miệng với nồng độ vừa phải để hiệu quả vệ sinh răng miệng được tối ưu hơn và giúp hơi thở thêm phần thơm mát.
Sinh hoạt và ăn uống lành mạnh
Không hút thuốc lá, uống rượu bia, hạn chế ăn uống các loại thực phẩm gây ám mùi lâu, chứa nhiều đường, hay đồ cay nóng làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày. Nên lựa chọn các loại thức ăn có chứa protein cung cấp canxi giúp chắc khỏe răng, chống lại các axit bào mòn men răng như phô mai, súp lơ xanh, táo, hạnh nhân và uống
Thăm khám nha khoa định kỳ
Bạn nên đến các địa chỉ nha khoa uy tín để tiến hành thăm khám, kiểm tra tình hình răng miệng bản thân thường xuyên để có thể kịp thời phát hiện ra các vấn đề tìm ẩn trong răng miệng nếu chẳng may mắc phải và có phương pháp xử lý hiệu quả. Bên cạnh đó thì khi thăm khám định kỳ, nha sĩ sẽ vệ sinh khoang miệng của bạn thật sạch sẽ bằng cách lấy hết các mảng bám, vôi răng- vị trí lý tưởng mà vi khuẩn thường hay bám vào phân giải thành hợp chất lưu huỳnh gây nên mùi hôi khó chịu.
Răng miệng được đảm bảo vệ sinh đúng cách sẽ khiến tình trạng hôi miệng thuyên giảm thậm chí biến mất nếu bạn không mắc các bệnh lý liên quan tới dạ dày hay tiểu đường.
Súc miệng bằng muối kết hợp với nước cốt chanh
Khả năng diệt khuẩn của chanh rất tối ưu nên sẽ giúp hơi thở trở nên dễ chịu hơn. Chỉ cần sử dụng muối kết hợp với nước cốt chanh để súc miệng, chải răng, chải lưỡi đều đặn 1 lần/ ngày trong một khoảng thời gian sẽ góp phần tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ các mảng bám và đánh bay mùi hôi khó chịu, cải thiện tình trạng hơi thở của bản thân vô cùng hữu hiệu.
Hôi miệng đã trở thành nỗi ám ảnh của không chỉ bản thân người mắc phải mà là cả những người phải đối diện, chịu đựng mùi hôi đó. Muốn có một hơi thở thơm mát, không có mùi hôi khó chịu để có thể tự tin hơn trong vấn đề giao tiếp hằng ngày đòi hỏi chúng ta cần phải có phương pháp, chế độ chăm sóc răng miệng và sức khỏe tổng quát của bản thân một cách hợp lý và khắt khe. Bên cạnh đó hãy thăm khám định kỳ ở các địa chỉ nha khoa uy tín để vệ sinh lại răng miệng tối ưu hơn, đồng thời nắm bắt được tình hình răng miệng của mình để có được giải pháp phù hợp bảo vệ sức khỏe bản thân