Răng miệng là một trong những vấn đề được chúng ta quan tâm nhất hiện nay. Việc mất răng, là một sự cố không ai mong muốn vì nó không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và tình trạng sức khỏe răng miệng của chúng ta.
Thấu hiểu được điều đó, mà ngày nay lĩnh vực nha khoa đã phát triển các phương pháp trồng răng để khắc phục tình trạng này của chúng ta. Vì thế, hôm nay qua bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn biết 3 phương pháp trồng răng phổ biến nhất hiện nay nhé!
Trồng răng Implant
Trồng răng implant hay còn được gọi là cấy ghép implant, đây là giải pháp hoàn hoàn giúp khôi phục tình trạng mất 1 răng hoặc nhiều răng. Bằng việc sử dụng chân răng nhân tạo implant để thay thế sẽ giúp hạn chế tiêu xương hàm. Đồng thời, đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho hàm răng. Đây là giải pháp tối ưu nhất hiện nay cho hầu hết người mất răng, dù nguyên nhân là do sâu răng, tai nạn hay bệnh nha chu.
1. Ưu điểm của trồng răng Implant
Lợi ích của việc trồng răng Implant: Đây được xem như là phương pháp có nhiều lợi ích nhất hiện nay
- Trồng răng bằng Implant chiếm tỷ lệ thành công khá cao hơn 95%
- Tuổi thọ của răng khá dài có thể kéo dài tới trọn đời nếu bạn vệ sinh răng miệng đúng cách
- Răng được cố định, cảm giác tự nhiên và thoải mái như răng thật.
- Tính thẩm mỹ cao
- Không cần sự bảo trì, sửa chửa chỉ cần vệ sinh răng miệng tốt và cạo vôi răng định kỳ
- Là phương pháp duy nhất ngăn ngừa được sự tiêu xương hàm
- Không ảnh hưởng đến các răng lân cận, đặc biệt là không cần phải mài răng thật để tiến hành cấy ghép.
2. Nhược điểm của trồng răng Implant
Bên cạnh những lợi ích thì cấy ghép Implant cũng tồn tại một số nhược điểm như sau:
- Điều trị xâm lấn hơn – cần 1 phẫu thuật đặt implant vào thay thế chân răng
- Điều trị kéo dài hơn và có thể nhiều lần hơn các phương pháp khác
- Phương pháp tốn kém nhất trong các cách trồng răng
Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng bị mất bằng cách mài nhỏ 2 răng thật ở bên cạnh răng cần điều trị. Sau đó thì sử dụng 1 cầu răng gồm 3 mão sứ để gắn lên. Phần răng sứ ở chính giữa sẽ thay thế cho răng bị mất, còn 2 răng sứ còn lại gắn vào 2 răng kế cận làm trụ đỡ cho cầu răng.
Răng sứ có 2 loại chính là răng sứ kim loại và răng sứ không kim loại (răng toàn sứ) để làm cầu răng.
- Răng sứ kim loại: Sử dụng những hợp kim như Crom- Coban, Niken- Crom hoặc kim loại quý như vàng bạc… Tuy nhiên dòng răng này không mang lại hiệu quả như mong muốn.
- Răng toàn sứ: Vừa đem lại thẩm mỹ, vừa bền chắc không kém dòng răng sứ kim loại nên đang là lựa chọn của nhiều khách hàng.
1. Các loại cầu răng sứ phổ biến hiện nay
Cầu răng sứ truyền thống
Cầu răng sứ truyền thống là loại được lựa chọn nhiều nhất trong phương pháp này Cầu răng sứ này hỗ trợ bởi mão sứ ở 2 đầu của khoảng mất răng, răng giả ở giữa thay thế cho răng bị mất. Để thực hiện, bác sĩ sẽ mời nhỏ 2 răng ở 2 đầu, sau đó gắn cố định cầu răng sứ lên trên.
Cầu răng sứ có cánh dán
Phương pháp này thường được dùng cho vùng răng trước. Chúng tạo thành bởi răng giả và 1 dải kim loại gọi là cánh dán. Phần cánh dán được cố định vào các răng trụ nằm ở 2 đầu khoảng mất răng bằng xi măng nha khoa, ở giữa là răng giả.
Cầu răng sứ nhảy
Phương pháp này sử dụng cho vùng răng cửa và răng cửa bên vì những vị trí này không cần dùng nhiều lực như răng hàm. Cầu răng sứ nhảy cũng tương tự như cầu răng sứ truyền thống nhưng khác biệt là trụ răng chống đỡ cho mão sứ chỉ nằm ở 1 bên, chứ không phải nằm ở cả 2 bên của khoảng mất răng.
2. Ưu điểm của cầu răng sứ
- Mang lại cảm giác và chức năng gần giống như răng thật
- Thời gian thực hiện vô cùng nhanh, chỉ cần 1-2 tuần là bạn đã có một hàm răng đẹp rồi
- Việc vệ sinh răng miệng khi cầu răng sứ cũng khá đơn giản, chỉ cần làm theo sự hướng dẫn của các bác sĩ nha khoa kết hợp kiểm tra định kỳ
- Chi phí thấp hơn phương pháp trồng răng Implant nhưng cao hướng phương pháp trồng răng giả tháo lắp
- Có thể thực hiện lại và thay thế một cách nhanh chóng
3. Nhược điểm của cầu răng sứ
- Chi phí cao hơn các loại hàm giả tháo lắp
- Cần phải mài răng kế cận đỡ nâng đỡ cầu răng, lấy đi các mô răng khỏe mạnh và nếu cầu răng bị sút cần phải thay thế ngay
- Không có sự bảo vệ hay ngăn chặn tiêu xương nếu như áp dụng phương pháp này
- Nên thường xuyên làm sạch phần bên dưới cầu rằng. Nếu không làm sạch được, thức ăn sẽ tồn tại, đọng lại và gây ra nguy cơ viêm nướu, răng miệng có mùi hôi
- Tuổi thọ răng giữ không được lâu bằng phương pháp trồng răng Implant
Trồng răng giả tháo lắp
Trồng răng giả tháo lắp là phương pháp phục hình thay thế nhiều răng hoặc toàn bộ răng đã mất mà không cần mài răng hay cấy ghép Implant. Hàm giả tháo lắp có chức năng và thẩm mỹ giống răng thật, thường được chỉ định cho bệnh nhân nhiều tuổi.
Hàm giả tháo lắp có cấu tạo gồm: một nền hàm hoặc hàm khung. Khung hàm hiện nay có 03 loại, được làm từ các chất liệu khác nhau gọi là: khung hàm titan, khung hàm sắt, khung hàm nhựa dẻo để đỡ cho các răng giả.
1. Ưu điểm của trồng răng giả tháo lắp
- Trồng răng giả tháo lắp là phương pháp trồng răng giả rẻ, chi phí thấp nhất hiện nay
- Tính thẩm mỹ tương đối và dễ điều chỉnh,
- Khả năng ăn nhai trung bình điều này còn phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người
- Có thể dễ dàng thêm răng nếu răng bị mất trong tương lai gần
- Phương pháp này không xâm lấn các răng lân cận khác và thời gian thực hiện khá nhanh chỉ trong vòng vài ngày
2. Nhược điểm của trồng răng giả tháo lắp
- Gây cảm giác khó chịu cho những bệnh nhân mới sử dụng hàm giả tháo lắp lần đầu
- Thời gian ban đầu hàm giả chưa được ổn định cần thời gian để thích nghi
- Phương pháp này cần phải tháo hàm ra để vệ sinh hàng ngày khá tốn nhiều thời gian và ban đêm không đeo để nướu và xương tái tạo, cho hàm nghỉ ngơi và hạn chế trường hợp tiêu xương
- Cần phải thay thế hoặc chỉnh sửa, đệm hàm thêm định kỳ để đảm bảo hàm vững (2-3 năm)
- Dễ gãy vỡ và tai nạn cần chỉnh sửa vì phải tháo ra, hoặc thậm chí mất. Tuy nhiên hàm nhựa dẻo thì không gãy được.
- Giao tiếp và nói chuyện có thể khó khăn, đặc biệt nếu hàm bị lỏng. Phát âm có thể hơi ngọng.
Phương pháp trồng răng giả tháo lắp này phù hợp với các bệnh nhân cao tuổi hoặc cho những bệnh nhân không có đủ điều kiện để làm implant, hay không có các răng thật khoẻ mạnh để đáp ứng điều kiện thực hiện cầu răng.
Trên đây là 3 phương pháp trồng răng phổ biến nhất hiện nay mà chúng tôi cung cấp để bạn có thể tham khảo. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu cũng như tình trạng răng của bạn phù hợp với phương pháp nào hơn. Để có thể biết thêm thông tin chi tiết các phương pháp trồng răng này bạn có thể xem thêm tại đây.